Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2024

Ngày đăng: Chủ nhật - 10/11/2024 20:26 314
Nội dung chính

Bạn có từng tự hỏi, quá trình xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở phức tạp đến đâu? Liệu có những bước nào bắt buộc và những điều kiện nào cần đáp ứng để đảm bảo việc xây dựng của bạn diễn ra suôn sẻ?

Hãy cùng khám phá từng bước chi tiết, từ chuẩn bị hồ sơ đến quy trình xét duyệt, để nắm bắt đầy đủ thông tin trước khi bắt đầu dự án xây dựng của mình dựa trên thông tin của Luật sư Phạm Thị Phương Thanh nhé!


Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mới nhất năm 2024

1.Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm những gì?

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng: Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:

“a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.”
Theo đó, hồ sơ bao gồm:
- Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

2. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

 

3. Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở


Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn ( Điều 102 Luật xây dựng 2014).

Việc quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.

4. Các trường hợp nào không phải cấp giấy phép xây dựng?

Khoản 2, điều 89 Luật xây dựng năm 2014 quy định:

2. Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Như vậy, các đối tượng theo quy định trên thuộc diện được miễn cấp giấy phép xây dựng khi xây dựng nhà, công trình xây dựng khác.
Nguồn thông tin : https://luatminhkhue.vn/thu-tuc-xin-cap-giay-phep-xay-dung-nha-o-moi-nhat.aspx

 

Hỗ trợ tư vấn

Bài viết mới nhất

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển: Xu hướng thiết kế đỉnh cao năm nay

Mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển: Xu hướng thiết kế đỉnh cao năm nay

Năm nay, mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển trở thành một trong những xu hướng thiết kế được ưa chuộng nhất trong lĩnh vực kiến trúc. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ điển và những tiện nghi hiện đại, loại hình nhà ở này không chỉ mang đến sự sang trọng mà còn thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của gia chủ. Dưới đây là những điểm nổi bật trong mẫu nhà 3 tầng tân cổ điển mà bạn không thể bỏ qua.

Top 9 mẫu phòng ngủ đẹp hiện đại bạn không thể bỏ lỡ

Top 9 mẫu phòng ngủ đẹp hiện đại bạn không thể bỏ lỡ

Phòng ngủ không chỉ là nơi nghỉ ngơi mà còn là không gian thể hiện phong cách và cá tính riêng. Với sự phát triển không ngừng của thiết kế nội thất hiện đại, những mẫu phòng ngủ được tối ưu cả về thẩm mỹ lẫn công năng. Dưới đây là 09 mẫu phòng ngủ đẹp hiện đại hứa hẹn sẽ truyền cảm hứng và nâng tầm không gian sống của bạn.

10 Mẫu Thiết Kế Nhà Phố Đẹp Khiến Ai Cũng Phải Ngước Nhìn

10 Mẫu Thiết Kế Nhà Phố Đẹp Khiến Ai Cũng Phải Ngước Nhìn

Nhà phố từ lâu đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình nhờ vào thiết kế hiện đại, tối ưu không gian và phù hợp với diện tích đô thị. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 10 mẫu thiết kế nhà phố đẹp, giúp bạn tìm thấy nguồn cảm hứng để biến ngôi nhà mơ ước thành hiện thực.

10 Mặt Tiền Mẫu Nhà Ống Đẹp 3 Tầng 5m Khiến Ai Cũng Trầm Trồ

10 Mặt Tiền Mẫu Nhà Ống Đẹp 3 Tầng 5m Khiến Ai Cũng Trầm Trồ

Khi nhắc đến các mẫu nhà ống đẹp 3 tầng 5m, mặt tiền luôn là yếu tố quan trọng nhất để tạo dấu ấn và thể hiện phong cách riêng. Những thiết kế hiện đại, tinh tế không chỉ nâng tầm thẩm mỹ mà còn mang lại giá trị sống cho gia đình. Dưới đây là 10 mẫu mặt tiền nhà phố đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay.

10 Mẫu Nhà Tân Cổ Điển 3 Tầng Đẹp Khiến Bạn Không Thể Rời Mắt

10 Mẫu Nhà Tân Cổ Điển 3 Tầng Đẹp Khiến Bạn Không Thể Rời Mắt

Bạn đang tìm kiếm nhà tân cổ điển 3 tầng đẹp, vừa sang trọng vừa tiện nghi? Khám phá ngay 10 mẫu thiết kế nổi bật nhất giúp bạn hiện thực hóa tổ ấm mơ ước. Mỗi mẫu nhà đều mang phong cách độc đáo, với các chi tiết tinh tế và không gian sống lý tưởng.

Chat zalo